Mục lục tạp chí Nghiên cứu văn học số 9 - 2011

MỤC LỤC

CONTENTS

Kỷ niệm 60 năm Khoa Ngữ văn –

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1951 – 2011)

60th anniversary of the foundation of Faculty of Literature –

Hanoi University of Education (1951 – 2011)

LỜI NÓI ĐẦU

PREFACE                                                                                                                3

 

T

 

rong suốt nửa thế kỷ qua, Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Viện Văn học đã có mối quan hệ tốt đẹp trong các hoạt động phối hợp nghiên cứu khoa học, đào tạo, giảng dạy, trực tiếp và gián tiếp góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn ngành Ngữ văn chất lượng cao. Trong kết quả học thuật đã đạt được có phần đóng góp quan trọng của Tạp chí Nghiên cứu Văn học - nơi trực tiếp công bố các tiểu luận khoa học của nhiều thế hệ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu sinh của nhà trường.

Nhìn lại chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển (1951-2011), có thể thấy hoạt động giảng dạy của cán bộ trong Khoa luôn gắn bó chặt chẽ với công tác nghiên cứu và trở thành một trung tâm nghiên cứu ngữ văn mạnh trong cả nước. Khởi đầu từ thế hệ các Giáo sư Đặng Thai Mai, Trương Tửu, Nguyễn Lương Ngọc…, đến Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Đức Nam, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Hữu Yên, Đặng Thanh Lê, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Đặng Anh Đào, Nguyễn Đăng Na…; và đội ngũ tiếp nối hiện nay gồm 75 cán bộ (trong đó có 17 PGS. TS. và 20 TS), thường xuyên đảm nhiệm đào tạo khoảng 800 sinh viên, khoảng 600 học viên cao học và 80 nghiên cứu sinh với đầy đủ các chuyên ngành khoa học ngữ văn. Có thể thấy ở đây những chuyên gia hàng đầu về văn học Việt Nam và thế giới, văn học dân gian, trung đại và hiện đại, lý luận và phê bình, thi pháp và thể loại, phương pháp luận nghiên cứu văn học và tự sự học, tiếp nhận văn học…

Trên cơ sở định hướng hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai cơ quan, sau một thời gian dài chuẩn bị, Tạp chí Nghiên cứu Văn học phối hợp với Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) thực hiện số chuyên san với toàn bộ các tiểu luận là của cán bộ giảng dạy trong Khoa. Số chuyên san lần này có 16 mục bài, bao quát ba khu vực đề tài chủ yếu: Văn học thế giới - Văn học hiện đại Việt Nam và Văn học truyền thống dân tộc. Về văn học thế giới, các tác giả chú trọng vận dụng các phương pháp và lý thuyết văn học so sánh, tiếp nhận, cấu trúc, thể loại, tự sự học, văn hóa học, thi pháp học vào nghiên cứu từng khía cạnh ở từng vấn đề, từng tác gia – tác phẩm cụ thể như xác định “Nỗi đau thời đại và huyền thoại về thân phận con người” qua tác phẩm Người đánh cá và con cá nhỏ và “cấu trúc người kể chuyện đa tầng” qua tác phẩm Tập truyện ông Belkin của Puskin, đặc trưng nghịch dị trong Bay trên tổ chim cúc cu của K. Keyse (1935-2001), việc đọc lại và đọc mới từ điểm nhìn thể loại và tâm thức sáng tác các tác phẩm của R. Tagore (1861-1941), Lỗ Tấn (1881-1936), S. Beckett (1906-1989), đồng thời đi sâu tổng kết dòng chảy “văn học phản tư” trong nền văn học thời kỳ mới của Trung Quốc… Về văn học hiện đại Việt Nam có ba tiểu luận cùng hướng đến khám phá, lý giải hiện tượng “ý thức phái tính”, “góc nhìn giới tính”, “thi sĩ của ái quyền” trong văn xuôi nữ đương đại... Về văn học truyền thống dân tộc có các tiểu luận đi sâu nghiên cứu, phân tích đặc điểm văn học dân gian qua hình thức “Cấu trúc cốt truyện sử thi Mơ Nông” và khả năng chuyển hóa, thâm nhập, tạo sinh, tương đồng các yếu tố văn học dân gian trong Truyện Trinh Thử; đặt lại và khơi sâu bản chất tư tưởng Đạo gia và ý thức cá nhân trong thơ chữ Hán và sáng tác của Nguyễn Du nói chung; từng bước đi đến tổng kết vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm Đường luật giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX…

Có thể nói, việc thực hiện các số liên kết, chuyên san, chuyên đề là hoạt động hợp tác khoa học thường xuyên giữa Tạp chí Nghiên cứu Văn học - Cơ quan nghiên cứu lý luận, phê bình và lịch sử văn học - với các tổ chức thuộc nhiều quốc gia, đơn vị tỉnh thành, trung tâm nghiên cứu, giáo dục, đào tạo văn hóa - văn học nói chung và hệ thống Khoa Ngữ văn thuộc nhiều trường Đại học trong cả nước nói riêng.

Nhân dịp số chuyên san đến tay bạn đọc, chúng tôi hy vọng sự hợp tác giữa Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với Tạp chí Nghiên cứu Văn học - cũng như các trung tâm nghiên cứu, giảng dạy văn học nói chung - sẽ ngày càng được mở rộng, củng cố vững chắc, đưa tới những kết quả khoa học cụ thể, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy văn học trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tạp chí NCVH

*

ĐỖ HẢI PHONG

Người đánh cá và con cá nhỏ của A. Pushkin: Nỗi đau thời đại và

huyền thoại về thân phận con người

Pushkin’s The Fisherman and the Golden Fish: the pain of time and the myth

of human condition                                                                                                                                   5

LÊ HUY BẮC

Nghịch dị  trong Bay trên tổ chim cúc cu

The grotesque in One Flew Over a Cuckoo’s Nest                                                                       17

LÊ NGUYÊN CẨN

Đọc lại En Attendant Godot của S. Beckett

Reread Waiting for Godot                                                                                                                      26

NGUYỄN LINH CHI

Ulysses của James Joyce và vấn đề thể loại

James Joyce’s Ulysses and the problem of genre                                                                         34

NGUYỄN THỊ MAI LIÊN

Sắc màu thơ sùng tín trong Thơ Dâng của R. Tagore

The devotion in Tagore’s Song Offerings                                                                                           41

THÀNH ĐỨC HỒNG HÀ

Cấu trúc người kể chuyện đa tầng trong Tập truyện Ông Belkin

The multi-leveled narrator in The Tales of Belkin                                                         54

NGUYỄN THỊ MAI CHANH

Siêu thực và hiện sinh trong tập thơ văn xuôi Cỏ dại của Lỗ Tấn

The surrealist and existentialist aspects in Lu Xun’s Wild Grass                                              65

*

*   *

NGUYỄN THỊ BÌNH

Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại

The conscience of “genre” in contemporary women’s writings                                       74

TRẦN VĂN TOÀN

Nam tính hóa nữ tính – Đọc Đoạn tuyệt của Nhất Linh từ góc nhìn giới tính

The masculinization of feminity – Nhat Linh’s Doan tuyet in the view of genre theory       86

ĐẶNG THU THỦY

Thơ Tố Hữu với thời gian

To Huu’s poetry in the course of time                                                                          98

*

*    *

ĐINH THỊ KHANG

Truyện Trinh Thử và những yếu tố văn học dân gian

Truyen Trinh Thu and its popular elements                                                                 107

TRẦN THỊ HOA LÊ

Hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm Đường luật giai đoạn nửa cuối

thế kỷ XIX

The image of woman in the poetry in Nom (in Tang’s norms) of the late 19th century      118

NGUYỄN THANH TÙNG

Nguyễn Du với tư tưởng Đạo gia

Nguyen Du and the Taoist thinking                                                                            130

NGUYỄN THỊ NƯƠNG

Con người thương thân – một biểu hiện độc đáo của ý thức cá nhân

trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

The man who feels pity for himself – a particular expression of individuality

in Nguyen Du’s poetry in Han                                                                                    143

NGUYỄN VIỆT HÙNG                                                                                                          

Cấu trúc cốt truyện sử thi Mơ Nông

The structure of M’nong epic poems                                                                           151

PHÊ BÌNH VĂN HỌC

CRITIQUE

CHU VĂN SƠN

Vi Thùy Linh thi sĩ của ái quyền

Vi Thuy Linh: the poet of “the right of love”                                                                                         159

TIN TỨC

NEWS

P.V

Hội thảo Vũ Đình Long – Cuộc đời và sự nghiệp                                                                                 170

 

 

 

MỤC LỤC

CONTENTS

Kỷ niệm 60 năm Khoa Ngữ văn –

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1951 – 2011)

60th anniversary of the foundation of Faculty of Literature –

Hanoi University of Education (1951 – 2011)

LỜI NÓI ĐẦU

PREFACE                                                                                                                3

 

T

 

rong suốt nửa thế kỷ qua, Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Viện Văn học đã có mối quan hệ tốt đẹp trong các hoạt động phối hợp nghiên cứu khoa học, đào tạo, giảng dạy, trực tiếp và gián tiếp góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn ngành Ngữ văn chất lượng cao. Trong kết quả học thuật đã đạt được có phần đóng góp quan trọng của Tạp chí Nghiên cứu Văn học - nơi trực tiếp công bố các tiểu luận khoa học của nhiều thế hệ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu sinh của nhà trường.

Nhìn lại chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển (1951-2011), có thể thấy hoạt động giảng dạy của cán bộ trong Khoa luôn gắn bó chặt chẽ với công tác nghiên cứu và trở thành một trung tâm nghiên cứu ngữ văn mạnh trong cả nước. Khởi đầu từ thế hệ các Giáo sư Đặng Thai Mai, Trương Tửu, Nguyễn Lương Ngọc…, đến Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Đức Nam, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Hữu Yên, Đặng Thanh Lê, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Đặng Anh Đào, Nguyễn Đăng Na…; và đội ngũ tiếp nối hiện nay gồm 75 cán bộ (trong đó có 17 PGS. TS. và 20 TS), thường xuyên đảm nhiệm đào tạo khoảng 800 sinh viên, khoảng 600 học viên cao học và 80 nghiên cứu sinh với đầy đủ các chuyên ngành khoa học ngữ văn. Có thể thấy ở đây những chuyên gia hàng đầu về văn học Việt Nam và thế giới, văn học dân gian, trung đại và hiện đại, lý luận và phê bình, thi pháp và thể loại, phương pháp luận nghiên cứu văn học và tự sự học, tiếp nhận văn học…

Trên cơ sở định hướng hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai cơ quan, sau một thời gian dài chuẩn bị, Tạp chí Nghiên cứu Văn học phối hợp với Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) thực hiện số chuyên san với toàn bộ các tiểu luận là của cán bộ giảng dạy trong Khoa. Số chuyên san lần này có 16 mục bài, bao quát ba khu vực đề tài chủ yếu: Văn học thế giới - Văn học hiện đại Việt Nam và Văn học truyền thống dân tộc. Về văn học thế giới, các tác giả chú trọng vận dụng các phương pháp và lý thuyết văn học so sánh, tiếp nhận, cấu trúc, thể loại, tự sự học, văn hóa học, thi pháp học vào nghiên cứu từng khía cạnh ở từng vấn đề, từng tác gia – tác phẩm cụ thể như xác định “Nỗi đau thời đại và huyền thoại về thân phận con người” qua tác phẩm Người đánh cá và con cá nhỏ và “cấu trúc người kể chuyện đa tầng” qua tác phẩm Tập truyện ông Belkin của Puskin, đặc trưng nghịch dị trong Bay trên tổ chim cúc cu của K. Keyse (1935-2001), việc đọc lại và đọc mới từ điểm nhìn thể loại và tâm thức sáng tác các tác phẩm của R. Tagore (1861-1941), Lỗ Tấn (1881-1936), S. Beckett (1906-1989), đồng thời đi sâu tổng kết dòng chảy “văn học phản tư” trong nền văn học thời kỳ mới của Trung Quốc… Về văn học hiện đại Việt Nam có ba tiểu luận cùng hướng đến khám phá, lý giải hiện tượng “ý thức phái tính”, “góc nhìn giới tính”, “thi sĩ của ái quyền” trong văn xuôi nữ đương đại... Về văn học truyền thống dân tộc có các tiểu luận đi sâu nghiên cứu, phân tích đặc điểm văn học dân gian qua hình thức “Cấu trúc cốt truyện sử thi Mơ Nông” và khả năng chuyển hóa, thâm nhập, tạo sinh, tương đồng các yếu tố văn học dân gian trong Truyện Trinh Thử; đặt lại và khơi sâu bản chất tư tưởng Đạo gia và ý thức cá nhân trong thơ chữ Hán và sáng tác của Nguyễn Du nói chung; từng bước đi đến tổng kết vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm Đường luật giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX…

Có thể nói, việc thực hiện các số liên kết, chuyên san, chuyên đề là hoạt động hợp tác khoa học thường xuyên giữa Tạp chí Nghiên cứu Văn học - Cơ quan nghiên cứu lý luận, phê bình và lịch sử văn học - với các tổ chức thuộc nhiều quốc gia, đơn vị tỉnh thành, trung tâm nghiên cứu, giáo dục, đào tạo văn hóa - văn học nói chung và hệ thống Khoa Ngữ văn thuộc nhiều trường Đại học trong cả nước nói riêng.

Nhân dịp số chuyên san đến tay bạn đọc, chúng tôi hy vọng sự hợp tác giữa Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với Tạp chí Nghiên cứu Văn học - cũng như các trung tâm nghiên cứu, giảng dạy văn học nói chung - sẽ ngày càng được mở rộng, củng cố vững chắc, đưa tới những kết quả khoa học cụ thể, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy văn học trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tạp chí NCVH

*

ĐỖ HẢI PHONG

Người đánh cá và con cá nhỏ của A. Pushkin: Nỗi đau thời đại và

huyền thoại về thân phận con người

Pushkin’s The Fisherman and the Golden Fish: the pain of time and the myth

of human condition                                                                                                                                   5

LÊ HUY BẮC

Nghịch dị  trong Bay trên tổ chim cúc cu

The grotesque in One Flew Over a Cuckoo’s Nest                                                                       17

LÊ NGUYÊN CẨN

Đọc lại En Attendant Godot của S. Beckett

Reread Waiting for Godot                                                                                                                      26

NGUYỄN LINH CHI

Ulysses của James Joyce và vấn đề thể loại

James Joyce’s Ulysses and the problem of genre                                                                         34

NGUYỄN THỊ MAI LIÊN

Sắc màu thơ sùng tín trong Thơ Dâng của R. Tagore

The devotion in Tagore’s Song Offerings                                                                                           41

THÀNH ĐỨC HỒNG HÀ

Cấu trúc người kể chuyện đa tầng trong Tập truyện Ông Belkin

The multi-leveled narrator in The Tales of Belkin                                                         54

NGUYỄN THỊ MAI CHANH

Siêu thực và hiện sinh trong tập thơ văn xuôi Cỏ dại của Lỗ Tấn

The surrealist and existentialist aspects in Lu Xun’s Wild Grass                                              65

*

*   *

NGUYỄN THỊ BÌNH

Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại

The conscience of “genre” in contemporary women’s writings                                       74

TRẦN VĂN TOÀN

Nam tính hóa nữ tính – Đọc Đoạn tuyệt của Nhất Linh từ góc nhìn giới tính

The masculinization of feminity – Nhat Linh’s Doan tuyet in the view of genre theory       86

ĐẶNG THU THỦY

Thơ Tố Hữu với thời gian

To Huu’s poetry in the course of time                                                                          98

*

*    *

ĐINH THỊ KHANG

Truyện Trinh Thử và những yếu tố văn học dân gian

Truyen Trinh Thu and its popular elements                                                                 107

TRẦN THỊ HOA LÊ

Hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm Đường luật giai đoạn nửa cuối

thế kỷ XIX

The image of woman in the poetry in Nom (in Tang’s norms) of the late 19th century      118

NGUYỄN THANH TÙNG

Nguyễn Du với tư tưởng Đạo gia

Nguyen Du and the Taoist thinking                                                                            130

NGUYỄN THỊ NƯƠNG

Con người thương thân – một biểu hiện độc đáo của ý thức cá nhân

trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

The man who feels pity for himself – a particular expression of individuality

in Nguyen Du’s poetry in Han                                                                                    143

NGUYỄN VIỆT HÙNG                                                                                                          

Cấu trúc cốt truyện sử thi Mơ Nông

The structure of M’nong epic poems                                                                           151

PHÊ BÌNH VĂN HỌC

CRITIQUE

CHU VĂN SƠN

Vi Thùy Linh thi sĩ của ái quyền

Vi Thuy Linh: the poet of “the right of love”                                                                                         159

TIN TỨC

NEWS

P.V

Hội thảo Vũ Đình Long – Cuộc đời và sự nghiệp                                                                                 170