CÁC DỊCH VỤ PHỤC VỤ TẠI PHÒNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN

09/03/2013

GIỚI THIỆU CHUNG

 

- Lịch sử, hoạt động, thành tựu: Thư viện Viện văn học được ra đời cùng với sự thành lập của Viện Văn học (1953- ). Là một thư viện đầu ngành, có lịch sử lâu đời nhất so với các Thư viện trong toàn Viện Hàn Lõm KHXH. Nhiệm vụ  chính là lưu giữ, bảo quản tài liệu và phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của độc giả (trước đây là cán bộ trong Viện và NCS của Viện nhưng sắp tới sẽ mở rộng diện phục vụ cho đông đảo bạn đọc ngoài Viện).

- Vốn sách : Lưu giữ, bảo quản: sách  Việt (36.569 cuốn), Nga ((10.878 cuốn), Trung (3.030 cuốn), Hán nôm (1.556 cuốn). Báo Việt 431 loại. Báo tạp chí tiếng Nga 48 loại, Anh , Pháp 92 loại. Trung 32 loại  Giới thiệu sỏch và tài liệu cú trong thư viện trên máy vi tính và trên phích mục lục truyền thống. Để phục vụ tốt cho nhu cầu nghiên cứu của độc giả Thư viện đã tiến hành tin học hóa toàn bộ kho sách tiếng Việt và một số sách Latin, Anh, Pháp trên máy tính.Hiện nay Thư viện có CSDL sách viêt gồm  36568 cuốn , sách Latin 6377 cuốn, Bài tạp chí Văn học từ 1960 đến nay, ngoài ra còn có CSDL luận án, tài liệu dịch,… giúp bạn đọc tra cứu một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác nhất. Hàng năm Thư viện vẫn tiếp tục bổ sung, trao đổi sách báo không chỉ trong nước mà với rất nhiều tổ chức và cán nhân nước ngoài như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,… Thư viện cũng đã sưu tầm và dịch được tổng số 3100 cuốn tài liệu Hán Nôm, Anh , Pháp, Nga như Tùy viện thi thoại, Chủ nghĩa hiện thực vô bờ bến, Mỹ học Hêghen, Phương pháp hiện thực và cá tính sáng tạo của Khrapsen cô, Hiện thực thứ hai của nghệ thuật và thuyết thần thoại trong mỹ học hiện đại,... Là một Thư viện đầu ngành, có lịch sử lâu đời nhất, với vốn tài liệu quý Thư viện cũng chia sẻ tài liệu cho các thư viện khác như Thư viện Viễn Đông Bác Cổ, Thư viện Viện Thông tin, Thư viện Viện sử,…Đến nay, Thư viện vẫn không ngừng giao lưu, cập nhật những công nghệ hiện đại nhất của các Thư viện trong và ngoài hệ thống. Cùng với thời gian Thư viện vẫn trên đường tìm tòi, học hỏi, bổ sung không những về tài liệu mà cả về tri thức để làm sao đáp ứng được tốt nhất nhu cầu phục vụ cho độc giả. 

 - Định hướng chuyên môn: Làm tốt công tác thư viện: Bổ sung, lưu giữ, bảo quản, tra cứu, cập nhật kịp thời các sách báo tài liệu liên quan đến chuyên môn của Viện; Tổ chức đánh máy và biên tập lại các tài liệu quý hiếm (có mời cộng tác là các nhà nghiên cứu). Tìm, phổ biến và trao đổi thông tin đến bạn đọc trong và ngoài Viện và các tổ chức, cá nhân liên quan


* Danh sách các cán bộ từng công tác tại Phòng:

- Trưởng và Phó phòng: Nhà thơ dịch giả Nam Trân (Trưởng phòng đầu tiên của Thư viện). –Dương Tâm Thịnh; Nguyễn Văn Đặng; Hồ Tuấn Niêm; Đỗ Đức Hải; Phan Thị Chất; Lê Thu Thủy; Phạm Đình Chiến; Nguyễn Thu Hương; Nguyễn Tường Anh; Nguyễn Mai Phương; Ngô Ngọc Lân.

-Các cán bộ: Các cán bộ: Phạm Tú Châu; Trần Thị Nghiêm; Lê Thị Đức Hạnh; Hoàng Khắc Bá; Nguyễn Thị Ả; Nguyễn Đức Vỹ; Mai Thị Hương; Trần Minh Sơn; Tôn Phương Lan; Đặng Quốc Nhật; Lưu Khánh Thơ; Lê Dục Tú; Nguyễn Phương Chi; Đào Tiến Nghĩa; Nguyễn Thành Long; Nguyễn Kim Huệ; Nguyễn Thị Lan; Phạm Kiều Trang; Hoàng Thị Tiến; Nguyễn Đặng Lan Phương; Đỗ Hiền Trang; Nguyễn Thị Thu Dung; Phạm Thị Thúy Vinh. (…) 


* Danh sách các cán bộ hiện tại công tác tại Phòng:

1. Mai Phương (Q.Trưởng Phòng)

2. Ngô Ngọc Lân (Phó Trưởng Phòng).

3. Nguyễn Thị Thu Dung;

4. Nguyễn Đặng Lan Phương,

5. Phạm Thị Thúy Vinh,

6. Lê Thu Thủy (hợp đồng)


* Các công trình nghiên cứu, phê bình, biên soạn, dịch thuật chính đã xuất bản:

1. Thư mục các công trình nghiên cứu của Viện. (tài liệu tra cứu). Phòng Thư viện biên soạn

2.. Thư mục sách tiếng Việt tại Thư viện Viện Văn học (Tài liệu tra cứu). Phòng TTTLTV biên soạn.

3.  Hành trình văn học (Nghiên cứu lý luận) Đỗ Đức Dục; Lê Phong Tuyết chủ biên; Lê Thu Thủy st

4. Tôi Tố cáo (Emile Zola) Lê Thu Thủy dịch.

 


*Đề tài nghiên cứu các cấp:

1. Tin học hóa tài liệu sách thư viện (đề tài cấp bộ)

2..Tiêu chuẩn hóa tên tác giả (cấp viện)

3. Sưu tầm các bài báo tạp chí của các cán bộ trong viện (cấp Viện)

4. Tham gia vào Dự án điều tra sưu tầm văn học thế kỷ XX (Kiểm kê báo tạp chí Trước cách mạng)

5. Thanh lý sách trùng bản (cấp viện)

6. Đánh máy lại một số tài liệu dịch quí hiếm (cấp viện)

7. Đánh máy tài liệu dịch Hán nôm quí hiếm (cấp viện)

8. CSDL tên tạp chí (Cấp viện)

9. CSDL từ điển (Cấp Viện)

10. CSDL Luận án (cấp Viện)

11. Hiệu đính từ khóa (cấp Viện)

 

 

 CÁC DỊCH VỤ PHỤC VỤ TẠI PHÒNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN

A. Dịch vụ: 

1. Dịch vụ Tư vấn thông tin:

Tư vấn bạn đọc trong việc định hướng các nguồn tin , phục vụ cho việc nghiên cứu.

2. Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu:

Biên soạn thư mục theo yêu cầu

Tra cứu theo yêu cầu

Sao từ bản gốc (photocopy), scan, chụp ảnh,…

Số hóa: dạng văn bản (text), dạng ảnh

Chỉ dẫn, hướng dẫn cụ thể bạn đọc tiếp cận mọi nguồn tin của thư viện, cũng như sử dụng mọi sản phẩm và dịch vụ thông tin của Thư viện.

Khi người dùng có yêu cầu được cung cấp thông tin, bộ phận Tư vấn thông tin sẽ ghi nhận yêu cầu, chuyển đến nơi thực hiện yêu cầu và trao lại thông tin cần thiết cho bạn đọc đúng thời hạn, đúng hình thức mà bạn đọc đã yêu cầu.

3. Cung cấp các dịch vụ

      Các CSDL :                                                            

Cơ sở dữ liệu sách (Việt và Anh Pháp)

Cơ sở dữ liệu Tạp chí văn học

Cơ sở dữ liệu Luận án

Cơ sở dữ liệu tên, báo tạp chí trước cách mạng

 B. Phục vụ: 

+ Độc giả trong Viện:  Được sử dụng tất cả sách báo, tài liệu tại Thư viện. Cụ thể như sau:

Phòng đọc: Phục vụ đọc tại chỗ tất cả các tài liệu tại phòng đọc: Từ điển , sách tra cứu, báo và tạp chí,…

Phòng mượn: Phục vụ cho mượn về nhà( số lượng theo quy định của Thư viện).

+ Độc giả ngoài Viện và Nghiên cứu sinh: Được mượn đọc tại chỗ, photo (theo quy định của Thư viện)

 

 

Các tin đã đưa ngày: