Ơn và sự đền ơn - những quan niệm truyền thống Nhật Bản nhìn từ truyện cổ tích (28/11/2016)

Tiếp xúc với kho tàng truyện cổ tích Nhật Bản, điều mà độc giả nào cũng dễ nhận thấy là sự xuất hiện trở đi trở lại của motif trả ơn... Đã có một số nghiên cứu đề xuất đến vấn đề này[2], mặc dầu vậy chưa có ai quan tâm đến việc lý giải chúng. Ai được nhận ơn? Ai là kẻ ra ơn? Việc “cố sức trả ơn” nói lên điều gì trong văn hóa ứng xử của người Nhật? Mục tiêu của bài viết này là hướng tới trả lời những câu hỏi đó.

Thế hệ nhà văn sau 1975, họ là ai? (26/04/2016)

Lịch sử văn học bao giờ cũng là cuộc chạy tiếp sức không mệt mỏi của các thế hệ văn học. Mỗi chặng lớn luôn có sự góp mặt của nhiều thế hệ khác nhau. Các thế hệ vừa có tiếp bước, song hành, vừa có đan xen, chuyển hóa trên hành trình văn học để kiến tạo nên hệ thẩm mỹ thời mình. Nhưng bao giờ vai trò chủ lực cũng thuộc về một thế hệ nào đó. Thế hệ ấy mới là chủ thể đích thực của chặng ấy. Phần cốt yếu của bức tranh văn học ở chặng đó được vẽ bởi ngòi bút của họ.

Cái nhìn tự sự đa chiều trong Truyện Kiều (13/04/2016)

Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự đa chiều, nhiều giọng, nhiều điểm nhìn. Một mặt là những điểm nhìn có sẵn của truyền thống tự sự trung đại. Đó là điểm nhìn tu từ học, điểm nhìn tiểu thuyết chương hồi, điểm nhìn lễ giáo, quan phương.

Trở lại câu chuyện gieo vần trong Truyện Kiều (28/09/2015)

Bài viết gồm 2 phần, đề cập tới hai vấn đề: 1. Cơ chế hiệp vần trong Truyện Kiều; 2. Hiện tượng “vần ép” trong Truyện Kiều

Các vấn đề của Truyện Kiều qua lịch sử tiếp nhận hai thế kỷ (28/09/2015)

Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều được bàn ở đây giới hạn trong khuôn khổ các văn bản đọc chứ chưa đề cập đến tiếp nhận trong phạm vi diễn xướng (như đố Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều, sân khấu hóa Truyện Kiều…). Trong đời sống văn học, tác giả làm ra tác phẩm có ý nghĩa khởi đầu. Nhưng nói đến câu chuyện tiếp nhận là nói đến vai trò trung tâm của người đọc. Lý thuyết tiếp nhận tập trung vào người đọc. Các nghĩa của văn bản luôn được các kiểu người đọc làm mới, làm phong phú, khác biệt.
Các tin đã đưa ngày: