Người đương thời Thơ mới bàn về thơ Xuân Diệu (09/04/2012)

Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu xuất bản hai tập thơ: Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945). Tập thơ trước xuất hiện khi phong trào Thơ mới phát triển lên đến đỉnh điểm và thi phẩm này cũng chính là một đỉnh cao của Thơ mới; còn lại tập thơ sau ra đời khi phong trào đã đến hồi chung kết và cuộc cách mạng xã hội hầu như đã đẩy toàn bộ nền Thơ mới vào quá khứ.

Người đương thời Thơ mới bàn về thơ Bích Khê (09/04/2012)

Thi sĩ Bích Khê từng sáng tác thơ ca theo các thể hát nói và thơ Đường luật ở giai đoạn đầu rồi sau mới chuyển sang lối Thơ mới, in trên các báo Tiếng dân, Tiểu thuyết thứ Năm, Người mới... Đương thời ông mới chỉ kịp in tập Tinh huyết do Trọng Miên xuất bản tại Hà Nội (1939). Tập thơ gồm bốn phần với tổng số 34 mục bài. Có thể vì thế mà đương thời Thơ mới - tính cho đến năm 1945 - những người giới thiệu, bình luận về thơ ông chưa nhiều.

Thiền uyển tập anh trong bối cảnh văn hóa - văn học Đông Á (05/04/2012)

Tác phẩm Thiền uyển tập anh (禪 苑集英) bằng chữ Hán, được khắc in vào năm Đinh Sửu (1337), tàng trữ nhiều giá trị thi ca từ đời Lý (1224) trở về trước, đồng thời cũng bảo lưu nhiều cứ liệu khoa học về diên cách địa lí, về đặc trưng văn - sử - triết bất phân, về mối quan hệ văn hoá - văn học dân gian, về tính chất hỗn dung thể loại: ghi chép biên niên sử - truyện kí - đối thoại thiền - thi ca... Tác phẩm trở thành đối tượng nghiên cứu không thể thiếu được với tất cả các nhà Việt học khi họ muốn tìm hiểu cội nguồn lịch sử và văn hóa Việt Nam giai đoạn đầu giành quyền độc lập, tự chủ (Nguyễn Hữu Sơn)

Truyện thơ Việt Nam thế kỷ XVIII-giữa thế kỷ XIX và tiểu thuyết hiện đại (05/04/2012)

Sự hình thành thể loại tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam trong thập niên 20 của thế kỷ 20 diễn ra trong mối liên hệ với tiến trình hội nhập của Việt Nam vào hệ thống những quan hệ văn hóa thế giới rộng lớn (đặc biệt là văn học phương Tây), đồng thời biểu hiện truyền thống của những truyện nôm từ thế kỷ 18-đầu thế kỷ 19.
Các tin đã đưa ngày: