Hồn ma và bóng quỷ trong truyện truyền kỳ trung đại từ góc nhìn Folklore (17/09/2015)

Việc kể những câu chuyện và tạo ra một thứ không gian kỳ ảo, nơi trú ngụ của những linh hồn tựa như một chuyến hành trình đi tìm kiếm những bằng chứng khoa học cho việc các hiện tượng siêu tự nhiên, sự tồn tại của ma quỷ, hay cuộc sống sau khi chết là có thật, nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi lâu dài nhất trong lịch sử về sự tồn tại của loài người. Ở Việt Nam, một trong những biểu hiện cho thấy chủ đề này đã được văn học viết thừa hưởng chính là việc truyện truyền kỳ đã xây dựng nên không gian của hồn ma mà nguồn cội của nó, trước tiên, phải được truy nguyên từ trong những chất liệu nghệ thuật cũng như quan niệm về thế giới và con người trong Folklore.

Lý thuyết ứng đáp của người đọc và việc đổi mới phương pháp dạy đọc văn ở nhà trường phổ thông (14/05/2015)

Trong thực tế, việc dạy văn ở nhà trường phổ thông hiện vẫn nằm trong quỹ đạo dạy HS hiểu nghĩa văn bản, thông thuộc nghĩa của các “thế bản” để tái hiện trong các bài thi có đáp án khép kín theo cách hiểu của các nhà phê bình. Cách HS “ứng đáp”, “ứng dụng” văn bản vào “tình thế” của cá nhân HS chưa được khuyến khích, khoảng cách giữa văn học nhà trường và đời sống xã hội chưa được rút ngắn. Hơn nữa, mấy năm gần đây có không ít cách phát biểu khác nhau về bản chất môn Ngữ văn, mục tiêu dạy học Văn, con đường đổi mới PPDH Văn...

Hiện tượng truyện ngắn tiểu thuyết hóa trong Văn học Việt Nam đương đại (05/05/2015)

Trong khi thực tiễn đời sống thể loại truyện ngắn đang ngày một trở nên sinh động thì vấn đề lý thuyết thể loại truyện ngắn lại không ngừng được tra vấn, bổ sung, thậm chí là đối thoại tranh biện với những lý thuyết truyện ngắn tưởng đã ổn định trước đây. Những phát biểu về truyện ngắn không ngừng ra đời nhưng lại không đễ đưa ra được một định nghĩa cho phép khái quát hết đặc điểm của các tác phẩm. Điều này một mặt thuộc về bản chất của truyện ngắn với tính chất là thể loại chưa “hoàn bị”. Mặt khác, còn tùy thuộc vào sự đổi mới tư duy nghệ thuật, quan niệm về thể loại của chủ thể sáng tạo. Một phương diện cần phải nói tới là tính “lưỡng thê” của thể loại, về sự “gần gũi” giữa truyện ngắn và tiểu thuyết.

Tiếp nhận ảnh hưởng để đổi mới và sáng tạo (28/04/2015)

Đọc Huyền thoại phố phường, người yêu và am hiểu văn học không thể không liên hệ tới truyện Con đầm pích (Пиковая дама) của A.S. Pushkin. Tại sao vậy?

Phan Châu Trinh – Tinh Vệ điền hải (25/02/2015)

Có thể thấy Phan là một tác giả có “bút lực” dồi dào. Có lẽ về số lượng, văn nghiệp của ông chỉ xếp sau Phan Bội Châu. Với cuộc đời khép lại quá sớm ở tuổi 54, và khoảng 20 năm (1905–1926) cầm bút, Phan Châu Trinh đã có hàng ngàn trang di cảo, bao gồm nhiều loại: thơ, diễn ca, văn xuôi chính luận, kịch bản tuồng..., bằng cả ba văn tự: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. Đáng kể là ông để lại một di sản văn xuôi chính luận hiếm có cả về độ dày cũng như sự sắc sảo
Các tin đã đưa ngày: