Định dạng hiện thực trong "Số đỏ" (22/10/2014)
Năm 1997, trong một bài trả lời phỏng vấn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã từng nhận định về Số đỏ: “Số đỏ, đấy là một tác phẩm tuyệt vời. Nó chứng minh khả năng tưởng tượng rất phong phú của nhà văn mà là nhà văn trẻ. Sở dĩ Vũ Trọng Phụng có được trí tưởng tượng ghê gớm như vậy là do ông viết Số đỏ khi còn rất trẻ. Trí tưởng tượng là ưu thế của tuổi trẻ. Khi đã sống quá dày dạn thì trí tưởng tượng sẽ mất dần đi, tôi cũng thế. Tôi chắc chắn là không viết được cái gì như Vũ Trọng Phụng. Vũ khí của ông là trí tưởng tượng và cũng là tuổi trẻ, còn vũ khí của tôi có lẽ là... một phong cách đa dạng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau” (1). Có lẽ, Nguyễn Huy Thiệp là một trong số ít bạn đọc không bị “mắc lừa” tác giả của Số đỏ. Ông nhận ra tuyệt tác trào phúng này mang đầy màu sắc “bịa đặt”, “dựng chuyện”, đó là sản phẩm của một trí tưởng tượng đặc biệt phong phú.
"Mặt nạ tác giả" - Một gợi ý cho việc tiếp cận một vài hiện tượng văn học sử Việt Nam (17/09/2014)
chữ Nga, “mê hoặc” là мистификация [mistifikacija], “mặt nạ tác giả” là маска авторская [maska avtorskaja], tuy đều có gốc từ Latin, nhưng ở ngành nghiên cứu văn học Âu Mỹ hầu như không thấy sử dụng khái niệm và thuật ngữ tương đương, trong khi đó, theo giới nghiên cứu Nga thì những bậc tiền bối của họ đã nêu ra khái niệm và thuật ngữ này với những kiến giải lý thuyết từ những năm 1910; tất nhiên chất liệu nghiên cứu của họ không chỉ là thực tiễn văn chương Nga mà còn là đời sống lịch sử văn chương nhiều nước khác.
Phú chữ Hán, những đóng góp mới của Ngô gia cho thể loại (17/09/2014)
Nhìn chung, sau thế kỷ XV, vị trí của phú chữ Hán trên văn đàn có phần bị phú Nôm thay thế, càng về những thế kỷ sau càng có nguy cơ bị "bỏ rơi". Điều đó có phần nào như một lẽ tất yếu, bởi trong hành trình văn học trung đại, thể loại luôn có tính lịch sử, mỗi giai đoạn có một thể loại thích hợp nhất của mình. Ngay ở Trung Quốc, nơi phát sinh, phú cũng chỉ là thể loại vương giả của đời Hán, nhưng nói vậy không hẳn là các thế kỷ sau phú không có những giai tác. Thu thanh phú của Âu Dương Tu đời Tống là một ví dụ. Việt Nam trong các thế kỷ XVI, XVII phú chữ Hán ít hẳn và dường như không có tác phẩm nổi tiếng. Nhưng Ngô gia văn phái đã có công khôi phục lại vị trí của phú trên văn đàn và đem đến những vẻ đẹp mỹ cảm mới cho phú, khiến các văn nhân say mê. Sang đầu thế kỷ XIX nhiều đại gia lại tiếp tục thành công về phú, như Nguyễn Văn Siêu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, các bài phú này cũng thuộc phong cách vừa trữ tình, vừa tự sự, vừa nghị luận văn chương. Có phải chính Ngô gia đã khởi xướng, góp phần tạo nên một phong cách mới của phú thời cận đại?