Diễn ngôn gián tiếp tự do trong truyện ngắn Cá sống của Nguyễn Ngọc Thuần (31/07/2014)

Nguyễn Ngọc Thuần được biết đến như một tác giả viết truyện cho thiếu nhi với hai tác phẩm nổi tiếng Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và Một thiên nằm mộng. Tuy nhiên, mảng viết dành cho người lớn của anh cũng là một đóng góp không nhỏ cho văn xuôi Việt Nam đương đại. Tập truyện ngắn Cha và con và… tàu bay của Thuần đã được nhiều bạn đọc cũng như giới phê bình đón nhận. Những giấc mơ mà tôi đi tìm, Bước qua một quãng đồi dài, Ánh sáng trong đêm cồn cát… đều là những truyện ngắn tinh tế và dạt dào cảm xúc. Nhưng có lẽ lạ và ấn tượng nhất trong số mười chín truyện ngắn của tuyển tập là Cá sống.

Dấu ấn phê bình văn học phương Tây trong văn học sử miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 (16/07/2014)

Nhiều cuộc hội thảo về văn học sử (vào các năm 1984, 2001…) đã được tiến hành nhằm “xây dựng một bộ lịch sử văn học Việt Nam hoàn thiện, có chất lượng khoa học cao và có giá trị chuẩn mực”(1). Để có được một bộ văn học sử như vậy, chúng ta không những phải tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới mà còn phải nhìn lại những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong những bộ văn học sử Việt Nam trước đây. Giai đoạn 1954-1975, trong hoàn cảnh hai miền chia cắt, văn học miền Nam đã mang những đặc thù phong cách của văn học vùng miền. Ngành nghiên cứu và biên khảo văn học miền Nam đương thời đã phần nào thể hiện được hoạt động của địa phương lúc bấy giờ. Những công trình văn học sử của Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng, Phạm Văn Diêu, Lê Văn Siêu, Đỗ Khánh Hoan, Nguyễn Hữu Lợi… mang đến những cách nhìn nhận, lí giải và phương pháp tiến hành rất đa dạng và lí thú – đặc biệt trong việc tiếp thu các thành tựu nghiên cứu lý luận phê bình phương Tây. Đây là bộ phận văn học sử có nhiều điều mới mẻ và đáng quan tâm song hầu như chưa được khai thác và tìm hiểu kĩ lưỡng. Do vậy, ở bài viết này, chúng tôi tập trung đi sâu tìm hiểu những dấu ấn của phương pháp phê bình văn học phương Tây trong các công trình văn học sử nêu trên, từ đó, đi đến một sự tổng kết, đánh giá khách quan những thành tựu cũng như những bất cập trong phương pháp viết văn học sử của các tác giả miền Nam trong tương quan so sánh với các tác giả miền Bắc viết theo quan điểm mácxít và trên cơ sở tiếp thu những thành tựu lý luận phê bình của thế giới.

Nguyên mẫu Chế Thắng Phu Nhân (19/06/2014)

Kê minh thập sách đã không có quan hệ mang tính “lệ thuộc” đến Thập điều khải tất phải là tác phẩm sáng tạo hay biên tập, sưu tập (?) của Đoàn Thị Điểm. Bà đã lấy chất liệu từ sử sách đời Trần, tổng hợp, trưng cất, khái quát thành Kê minh thập sách, những kế sách còn mãi giá trị thời sự cho đến nay, hay chỉ sưu tập, biên tập từ những tài liệu có sẵn ? Áng văn ấy Đoàn Thị Điểm nói là của cung phi Nguyễn Thị Bích Châu, nhưng điều đó có bao nhiêu phần sự thật khó mà khẳng định chắc chắn được.

Văn chương và hội họa ở Việt Nam (09/06/2014)

Quan hệ qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác ở Việt Nam là một đề tài nghiên cứu khoa học lớn và liên ngành, đòi hỏi tập trung nhiều lực lượng tinh nhuệ, nhiều học giả hiểu biết sâu rộng văn hoá - nghệ thuật nước ta và thế giới. Trong bài viết ngắn này chúng tôi chỉ sơ bộ đề cập đến tương quan so sánh giữa văn chương và hội họa Việt Nam dưới hai góc độ: vị trí của hai loại hình nghệ thuật này trong đời sống xã hội ở những thời đại khác nhau và những cống hiến của chúng cho kho tàng văn hoá nước nhà.

Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam (04/06/2014)

Những điều C.G. Jung xác lập trên đây cho phép ta nghĩ rằng nền văn học của một dân tộc nào cũng dung chứa trong lòng nó ít nhiều cổ mẫu. Văn học Việt Nam không là ngoại lệ, thậm chí ở đây có thể còn nguyên một kho tàng cổ mẫu quý giá mà giới nghiên cứu chưa chạm đến bao nhiêu. Đọc lại tác phẩm văn học dân gian và văn học thành văn Việt Nam, người viết ghi nhận trong văn học Việt Nam chi chít những cổ mẫu, trong đó có những cổ mẫu chung của nhân loại và những cổ mẫu riêng của cộng đồng người Việt, thoát thai từ huyền thoại.
Các tin đã đưa ngày: