Các cấu trúc diễn ngôn (14/03/2016)

Diễn ngôn như một tổng thể bao hàm các diễn ngôn bị quy định. Các quy luật và cấu trúc của diễn ngôn không khởi phát từ các nhân tố kinh tế, văn hóa theo cách hiểu thông thường, mặc dù có thể chúng được nhào nặn bởi những nhân tố này; đúng hơn, chúng là một đặc điểm của bản thân diễn ngôn và được định hình bởi những cơ chế nội tại của diễn ngôn và những mối quan hệ giữa các diễn ngôn.

Sự đụng độ của các định nghĩa (24/02/2016)

Tiểu luận Sự đụng độ giữa các nền văn minh? của Samuel P. Huntington xuất hiện trên tờ Foreign Affairs mùa hè năm 1993, tuyên bố ngay trong câu đầu tiên rằng “nền chính trị thế giới đang tiến vào một giai đoạn mới”. Với tuyên bố này, tác giả muốn nói rằng nếu trong trong quá khứ vừa qua, các xung đột trên phạm vi thế giới diễn ra giữa các phe phái ý thức hệ nhóm các thế giới thứ nhất, thứ hai và thứ ba ra thành các phe phái đối chọi nhau, thì nền chính trị theo cung cách mới này sẽ dẫn đến các xung đột giữa các nền văn minh khác biệt và có thể coi là đụng độ lẫn nhau

Tự sự tu từ học (Khuynh hướng đọc tu từ học của James Phelan) (07/02/2016)

Sau công trình Tu từ học tiểu thuyết của Wayne Booth ra đời vào năm 1961, khuynh hướng lí thuyết tu từ học về truyện kể hư cấu chính thức hòa nhập vào đời sống văn học nghệ thuật đầy sôi động của “một thế kỉ lí thuyết” ở phương Tây và Mỹ thế kỉ XX. Với phương thức tiếp cận mở, kết hợp giữa nghiên cứu hình thức (form) với nghiên cứu ngữ cảnh (context), trong sự thống nhất với mục đích của tác giả hàm ẩn, tu từ học tiểu thuyết trở thành một khuynh hướng nghiên cứu chiếm được sự quan tâm không nhỏ của nhiều nhà nghiên cứu

Lịch sử nay đã sang trang (Hay là Khrapchenko và Pospelov trong lịch sử tiếp nhận tư tưởng lí luận nước ngoài vào Việt Nam) (28/12/2015)

Từ bỏ các lí thuyết qui phạm, ngày càng trở nên xơ cứng, giáo điều để tìm đến với các lí thuyết phi quan phương là xu hướng tiếp nhận tư tưởng văn nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Nó là xu hướng được tạo ra trong bầu khí quyển thời “Đổi mới”. Bầu khí quyển ấy tạo điều kiện thuận lợi để tư duy lí luận văn nghệ Việt Nam tiếp nhận thuyết “hình thái luận sáng tạo nghệ thuật” của Trường phái hình thức Nga, “nhân vị luận” (“personalisme”) của M.M. Bakhtin và kí hiệu học văn hóa của Iu.M. Lotman.

Biểu tượng: từ kí hiệu học đến tu từ học tiểu thuyết (09/11/2015)

Khoa chú giải các biểu tượng (Symbolic, Symbolique) - một khoa học thực chứng trên cơ sở sự tồn tại các biểu tượng, lịch sử và các quy luật thực tế của chúng, và Biểu tượng học (Symbolism, symbolime) - một khoa học tư biện đặt nền tảng trên bản chất của biểu tượng và các hệ quả chuẩn tắc của nó, là những bằng chứng đầu tiên về giá trị và sự ảnh hưởng của một nhân tố vô cùng đơn giản, một kiểu kí hiệu đặc thù kiến tạo nên thế giới mà con người đã nhận thức và đang dày công nghiên cứu, khám phá.
Các tin đã đưa ngày: