Tiểu thuyết như một tham khảo Phật giáo (Đọc "Đội gạo lên chùa", Nguyễn Xuân Khánh. Nxb Phụ nữ, 2011) (19/04/2012)

"Đội gạo lên chùa" của Nguyễn Xuân Khánh là cuốn tiểu thuyết, ngay từ tiêu đề, đã tiết lộ một dấu chỉ Phật giáo và bởi thế, liền sau đó, vẫy gọi những cảm xúc cũng như tri thức tiếp nhận thuộc chốn cửa thiền.

Hư cấu về/và Sự thật (12/04/2012)

Trong cuốn sách "Haroun và Biển Truyện", mượn lời Haroun, Salman Rushdie nhấn mạnh vào một giả định rằng, "chuyện đã không có thật thì còn được tích sự gì?". Nghi vấn thông thường ấy đã không chỉ là mấu chốt của câu chuyện mà còn đặt ra một trong những vấn đề mấu chốt của văn chương: mối quan hệ giữa hư cấu và sự thật, giữa tưởng tượng và nguyên mẫu.

Về những đỉnh cao văn học (05/04/2012)

Mọi nền văn chương thực sự không cần tới đôi ba anh hùng làm biểu tượng, nhất là trong thời đại vắng trào lưu và hướng tới một sự sống đa dạng của thời toàn cầu hóa. Văn học Việt Nam không cần đỉnh, văn học Việt Nam cần những tác giả, có thể nằm trong hay ngoài biên giới địa lý Việt Nam nhưng chia sẻ ngôn ngữ tiếng Việt. Độc giả Việt Nam tôi nghĩ cũng không nên kì vọng hão hờ vào những nhà văn bóng loáng trên mặt báo như những bóng núi ảo tưởng lòe những con mắt quen nhìn thấp. Và tôi nghĩ, những câu hỏi khác, hẳn là thiết thực hơn, sẽ đến với chúng ta, những người viết, người đọc đang viết và đọc ngôn ngữ tiếng Việt của người Việt ở nhiều nơi trên thế giới (Nhã Thuyên)
Các tin đã đưa ngày: