Franz Kafka: Nỗi lo âu mang tên ngoại biên (14/07/2015)
Điều gì đã làm nên tài năng của Kafka? Đâu là căn rễ tư tưởng, là khởi nguồn của những suy tư mang đầy màu sắc triết học của Kafka? Một thứ suy tư như phóng chiếu cái nhìn lên thế giới từ nhiều góc độ, nhiều trạng thái cảm xúc, nhiều lăng kính trải nghiệm để rồi, sau khi ông mất, rất nhiều trường phái triết học, nhiều trường phái văn học tự nhận thuộc "dòng" Kafka, tự nhận Kafka là "ông tổ xa xôi" của mình?
Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng, nghĩ về văn học chấn thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu (19/06/2015)
Tự sự chấn thương không chỉ có ý nghĩa lưu giữ những ký ức buồn đau (việc làm này không hề là vô nghĩa), mà quan trọng hơn, chúng là hành động “giải phẫu” những vết thương tinh thần quá khứ. Nghĩa là, nó cấp thêm một cách giúp con người có thể “sống qua biến cố gây chấn thương”, giúp “cơ thể” có điều kiện phục hồi. Tình hình ấy cho thấy, việc thức tỉnh nhận thức về văn học chấn thương là rất cần thiết.
Phê bình văn học dưới những thiết chế truyền thông hậu hiện đại (02/06/2015)
Phê bình văn học luôn tồn tại dưới những thiết chế (establishment), có những thiết chế nội tại (thể loại, trào lưu, ngôn ngữ…), lại có những thiết chế ngoại tại (chính trị, tôn giáo, tư tưởng…), trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ mới giới hạn sự khảo sát của mình trong những thiết chế truyền thông. Bởi vì, các thiết chế này đã và đang tác động mạnh mẽ, quy định diện mạo của giai đoạn phê bình văn học hậu hiện đại, cho dù chúng ta không phủ nhận tính độc lập nội tại tương đối của bộ môn. Chúng ta vẫn thường mang ít nhiều ảo tưởng về sứ mệnh của hoạt động phê bình lẫn thiên chức của nhà phê bình văn học.
Nguyễn Lương Ngọc và quan niệm "Thơ lập thể" (22/04/2015)
Với ba tập thơ (Từ nước - 1990, Ngày sinh lại - 1991, Lời trong lời - 1994), Nguyễn Lương Ngọc nổi lên như một gương mặt đầy cá tính của thế hệ nhà thơ Đổi mới. Đắm đuối với thơ ca, đồng thời cũng hết sức say mê hội họa và mỹ thuật, ông am hiểu khá rộng về các lĩnh vực nghệ thuật vốn có quan hệ chặt chẽ như hội họa, âm nhạc và văn học… Đây là điều kiện tích cực giúp nhà thơ sớm hình thành một quan niệm hiện đại về thơ, về hoạt động sáng tạo.