Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Nghề văn là nghề “giời đày” (17/03/2015)
Vừa thông minh, sắc sảo, vừa nghiêm ngắn, điềm tĩnh nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh, hài hước, nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp khiến người ta nghĩ đến hình ảnh một “ông đồ nho thời hiện đại” với giọng điệu riêng biệt không hề trộn lẫn trong giới phê bình văn học Việt Nam. Anh vừa đoạt giải thưởng Hội Nhà văn trong lĩnh vực lý luận phê bình cho cuốn sách “Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình và hiện tượng”. Hiện, anh là Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam.
Tiểu thuyết - những chân trời phía trước (18/02/2015)
Năm 2014 đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị văn hóa quan trọng của đất nước và cũng là một năm sôi động trong đời sống văn chương. Sự hiện diện một cách ấn tượng của hàng loạt tiểu thuyết với những tác giả dồi dào bút lực như Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Ngọc Thuần, Hồ Anh Thái, Y Ban, Sương Nguyệt Minh, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Phấn, Trần Nhã Thụy, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Xuân Thủy, Uông Triều… tạo hứng thú cho người đọc bởi sự phong phú, đa dạng và khả năng gợi mở suy tư, kiếm tìm đối thoại.
SƠ KHẢO VỀ SỰ NGHIỆP TRƯỚC TÁC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT (18/02/2015)
Nguyễn Đức Đạt (1823-1888) tự là Khoát Như 豁如, hiệu là Khả Am Chủ Nhân 可庵主人, Nam Sơn Dưỡng Tẩu 南山養叟và Nam Sơn Chủ Nhân 南山主人, người thôn Hoành Sơn, xã Nam Kim thượng, tổng Nam Kim, huyện Thanh Chương, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha là Nguyễn Đức Hiển, đỗ Hương cống;
Với độc giả Việt Nam (27/01/2015)
Cuốn sách này bàn về sự không thuần nhất trong văn hóa, trong và giữa các xã hội. Những động năng cho thay đổi, những quan hệ liên văn hóa, những tương nhượng giữa các nhóm, và cuộc đấu tranh cho việc tiếp cận nguồn là toàn bộ xu hướng của sự không thuần nhất. Con người tiếp nhận và trải nghiệm những khác biệt và đa dạng trong cuộc sống thường nhật ngay cả trong những môi trường nhỏ và khép kín.
Itamar Even-Zohar trong đa sinh quyển văn hóa (27/01/2015)
Giả thuyết lý thuyết đa hệ thống của Itamar Even-Zohar vốn được thiết kế như một bộ khung lý thuyết cho nghiên cứu mang tính mô tả về văn chương và ngôn ngữ trong khung cảnh văn hóa của chúng. Lý thuyết của ông đã có một ảnh hưởng to lớn đến chuyên ngành dịch thuật học, và một “trường phái” được coi là hình thành dưới ảnh hưởng của nó. Sự hấp dẫn của lý thuyết này đối với các nhà nghiên cứu dịch thuật có lẽ nằm ở quan điểm mà, như Even-Zohar (1979:300) tuyên bố, “những vấn đề vi tế về việc văn chương liên hệ qua lại ra sao với ngôn ngữ, xã hội, kinh tế, chính trị, tư tưởng, v.v...
|
|