Di sản Nguyễn Du và chủ nghĩa nhân văn cao cả (11/08/2015)

Ngay sau phiên khai mạc, hội thảo được chia thành 2 tiểu ban thảo luận hai nội dung chính: Cuộc đời, di sản của Nguyễn Du – nhìn từ trong và ngoài quốc gia; Truyện Kiều – những phương thức diễn dịch và chuyển hóa.

250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du: Di sản và các giá trị xuyên thời đại (09/08/2015)

Sự nghiệp thi ca của Đại thi hào Nguyễn Du trải dài suốt cuộc đời, có cả thơ chữ Hán (tổng cộng 250 bài) và thơ tiếng Việt (chữ Nôm), có cả Đường thi và lục bát dân tộc, có cả thơ trường thiên và đoản thiên. Với kiệt tác "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã khẳng định được vị trí số một trong nền văn học dân tộc Việt Nam và từng bước chiếm lĩnh văn đàn thế giới. Tính đến nay, kiệt tác Truyện Kiều đã được chuyển ngữ và giới thiệu trong 37 bản dịch với hơn 20 thứ tiếng

Truyện Kiều đã thành nét văn hóa ngoại giao (09/08/2015)

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton khi sang thăm VN tháng 11-2000 và phó Tổng thống Joe Biden mới đây khi tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều nẩy Kiều để nói về quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Hội thảo khoa học quốc gia “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới - thực trạng và triển vọng” (30/05/2015)

Nhằm tiếp tục đi sâu đánh giá, luận giải, tổng kết một cách toàn diện những thành tựu, hạn chế của thực tiễn sáng tác văn học Việt Nam 30 năm đổi mới, ngày 28/5/2015, tại hội trường 3D, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới - thực trạng và triển vọng”.

Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (30/05/2015)

Nhiều tham luận của Hội thảo cung cấp cái nhìn đa chiều, đa diện về văn học Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây như: Văn học Việt từ Đổi mới đến Hội nhập, nhìn từ lực lượng viết (GS. Phong Lê); Đội ngũ tác giả và các khuynh hướng phê bình văn học từ thời kỳ Đổi mới (Nguyễn Văn Long); Để tiểu thuyết Việt Nam vươn ra thế giới- nỗ lực từ nhiều phía (Trần Thị Mai Nhân); Đổi mới và thơ Đổi mới (Nguyễn Trọng Tạo); Bước chuyển hệ hình thơ Việt từ tiền hiện đại sáng hiện đại (Đỗ Lai Thúy); Sự nở rộ thể tản văn trong văn học thời Đổi mới và hội nhập (Nguyễn Bích Thu)
Các tin đã đưa ngày: