Chủ đề tình yêu trong sự trải nghiệm nghệ thuật giai đoạn Thế kỷ Bạc (31/03/2016)

Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu chủ đề tình yêu trong sự trải nghiệm nghệ thuật giai đoạn Thế kỷ Bạc. Tư tưởng triết học Nga cuối TK XIX – đầu TK XX đã mở ra nhiều hướng tiếp cận đa dạng, phức tạp đối với chủ đề tình yêu. Nó là sự kết hợp các vấn đề lịch sử và tâm lý, đạo đức và thẩm mỹ.

Tình hình nghiên cứu, phê bình, dịch thuật văn học Nga tại Việt Nam những năm gần đây (14/03/2016)

Trong bài viết, chúng tôi tổng kết tình hình tiếp nhận văn học Nga ở nước ta từ đầu thế kỷ XXI cho đến thời điểm hiện tại. Trên cơ sở đó có những đánh giá, nhận định về công việc này, chỉ ra những thành tựu và những việc cần làm để đưa văn học Nga đến gần hơn với bạn đọc Việt Nam đương đại. Đây là sự tiếp nối công việc tổng kết, đánh giá đã được các nhà nghiên cứu văn học Nga tiền bối thực hiện.

Văn học so sánh ở Hoa Kỳ: hướng nghiên cứu phi trung tâm (07/03/2016)

Đã có nhiều công trình ở Việt Nam giới thiệu lịch sử và xu hướng ngành văn học so sánh Hoa Kỳ. Bài viết này phân tích và miêu tả diện mạo nền văn học so sánh Hoa Kỳ đương đại từ góc độ của lí thuyết nghiên cứu di sản văn học, văn hóa các nước thực dân, thuộc địa cũ (postcolonialism).

Dẫn nhập: Liên kết ngữ văn học, thực hành chủ nghĩa nhân văn (07/03/2016)

Với tư cách là một tập hợp các phương pháp mang tính kĩ thuật nhằm xác định những hình thức ngôn từ, những căn cước chung và những di sản lịch sử, ở đây ngữ văn học có thể là mọi thứ, ngoài trừ việc xem nó là một thứ tiền-thông diễn (prehermeneutic).

Truyện ngắn Hoa Kỳ: từ hiện đại đến hậu hiện đại (20/11/2015)

Thể loại truyện ngắn tuy không khởi phát trên đất Mỹ, nhưng nhờ Mỹ mà thể loại này ngày một phát triển không ngừng. Mỹ hầu như chẳng có được một cây bút hoành tráng, đồ sộ về dung lượng kiểu Balzac hay Tolstoi… nhưng họ lại có những cây bút phi thường kiểu khác, viết ngắn, viết ít nhưng chi phối nhiều đến lối viết văn chương của nhân loại như Edgar Allan Poe (1809–1849), Mark Twain (1835–1910), Ernest Hemingway (1899–1961), Donald Barthelme (1931–1989)…
Các tin đã đưa ngày: