LỜI NÓI ĐẦU
hiều năm qua, Viện Văn học và Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên đã có mối quan hệ tốt đẹp trong các hoạt động phối hợp nghiên cứu khoa học, đào tạo, giảng dạy - đặc biệt với công tác đào tạo hệ sau đại học, bậc thạc sĩ và tiến sĩ - góp phần xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên môn ngành văn chất lượng cao. Trong mối quan hệ hợp tác và kết quả đã đạt được có phần đóng góp quan trọng của Tạp chí Nghiên cứu Văn học - Cơ quan nghiên cứu lý luận, phê bình và lịch sử văn học - nơi lưu trữ tri thức, cung cấp các nguồn thông tin và kết quả nghiên cứu của học giới suốt từ năm 1960 đến nay, đồng thời trực tiếp công bố các tiểu luận khoa học của nhiều thế hệ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu sinh của nhà trường.
Từ thực tiễn nhiệm vụ giảng dạy, các cán bộ của Khoa cũng đồng thời là những nhà nghiên cứu và đã có những đóng góp cụ thể cho đời sống học thuật, góp phần tạo nên tính sinh động cho Tạp chí Nghiên cứu Văn học. Trên cơ sở định hướng hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai cơ quan, sau một thời gian chuẩn bị, Tạp chí Nghiên cứu Văn học quyết định phối hợp xây dựng số chuyên san của Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên) với toàn bộ các bài viết là của cán bộ giảng dạy trong Khoa. Có thể nói đây đã từng là hoạt động hợp tác khoa học giữa Tạp chí với nhiều cơ quan, trung tâm nghiên cứu và các Khoa Ngữ văn thuộc nhiều trường Đại học trong cả nước và nước ngoài nói chung.
Số chuyên san của Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Thái Nguyên) lần này có 14 mục bài, bao quát ba khu vực đề tài chủ yếu: văn học truyền thống dân tộc - văn học hiện đại Việt Nam và văn học thế giới. Về văn học truyền thống dân tộc có các tiểu luận đi sâu phân tích nghệ thuật đặc tả trong sử thi - khan Tây Nguyên, cảm hứng thẩm mỹ cảnh thu trong thơ trung đại và việc nhận diện nhân vật Hoạn Thư như một kiểu con người "đa nhân cách" trong Truyện Kiều... Về văn học hiện đại có khảo sát chuyên sâu vấn đề "tả thực" trong lý luận và sáng tác văn xuôi ở miền Bắc giai đoạn đầu thế kỷ XX, nhận diện và lý giải mối quan hệ giữa cuộc đời và sáng tác của nhà văn "người hùng" Lê Văn Trương, đồng thời tiếp tục xác định các đặc điểm và giá trị tác phẩm Chế Lan Viên, Ma Văn Kháng, Hữu Thỉnh... Về văn học thế giới có cách đặt vấn đề mới mẻ, vận dụng các phương pháp và lý thuyết trần thuật học, phân tâm học, thi pháp học, so sánh, tiếp nhận văn học, xã hội học văn học vào nghiên cứu từng khía cạnh ở từng tác phẩm cụ thể của Shakespeare, Dostoievski, Tagore, Lỗ Tấn, John Steinbeck và Oe Kenzaburo...
Do số trang có hạn, Tạp chí chưa thể đăng hết các tiểu luận hiện có và trong quá trình chuẩn bị cũng chưa huy động đầy đủ sự tham gia của nhiều thế hệ các nhà giáo - đồng thời là các nhà khoa học uy tín trong trường.
Nhân dịp hoàn thành số chuyên san, chúng tôi hy vọng sự hợp tác giữa Tạp chí với Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên) và các trung tâm nghiên cứu, giảng dạy văn học nói chung sẽ ngày càng được củng cố vững chắc, đưa tới những kết quả khoa học cụ thể, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy văn học trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Trân trọng giới thiệu số chuyên san cùng bạn đọc.
Mục lục
Lời nói đầu 3
Nguyễn Huy Quát - Chu Thị Thúy Hằng
Cảnh thu trong thơ trung đại Việt Nam
Autumn scenes in the vietnamese medieval poetry 5
Phạm Quốc Tuấn
Nhận diện nhân vật Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
The character Hoan Thu in Nguyen Du’s Doan truong tan thanh 15
Nguyễn Thị Minh Thu
Chi tiết đặc tả trong sử thi – khan
The description of details in epic poems khan 23
Cao Thị Hảo
Vấn đề “tả thực” trong lí luận và sáng tác văn xuôi quốc ngữ miền Bắc
giai đoạn 1917-1932
On the question of “realism” in the prose of the North 1917-1932 28
Lê Thị Ngân
Lê Văn Trương - cuộc đời và trang sách
Le Van Truong - life and works 41
Nguyễn Diệu Linh
Nhận thức về quá khứ trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên
The conscience of the past in posthumous works by Che Lan Vien 47
Đào Thuỷ Nguyên
Truyện ngắn Ma Văn Kháng và vấn đề thức tỉnh tinh thần con người vùng cao
Ma Van Khang’s short stories and moutaineers’ “spirit awake” 56
Hoàng Điệp
Hữu Thỉnh với thể loại trường ca
Huu Thinh and poetic songs 64
Nguyễn Thị Vượng
Nhân vật tự thú trong Bút ký dưới hầm của F.M. Dostoievski
The character who confesses in Dostoievsky’s Notes from Undergroud 73
Nguyễn Thị Mai Chanh
Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến qua truyện ngắn
Trong quán rượu và Con người cô độc của Lỗ Tấn
The narration in the first person in Lu Xun’s short stories “In the bar” and “A Lonely Man”, from the focalisation theory 80
Ôn Thị Mỹ Linh
Nghịch dị trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật của Oe Kenzaburo
(qua tiểu thuyết Một nỗi đau riêng)
Oxymorons in the art of description in Oe Kenzaburo’s A Personal Matter 88
Hoàng Thị Thập
Nhân vật và cái vô thức trong tiểu thuyết Của chuột và Người
của John Steinbeck
The character and the inconscient in John Steibeck’s Of Mice and Men 98
Lê Thanh Huyền
Về trang phục của nhân vật trong Mây và mặt trời của Tagore
On characters’ costume in Snow and Sun by Tagore
108
Văn học và nhà trường
Literature in school
Nguyễn Thị Thắm
Mối quan hệ giữa tình yêu và thù hận trong Romeo và Juliet
của Shakespeare
The relation love-hatred in Shakespeare’s Romeo and Juliet 117
tin tức
P.V
Lễ ra mắt Hội đồng lí luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương 125
P.V
Thường trực Ban Bí thư gặp gỡ văn nghệ sĩ trao đổi về văn học,
nghệ thuật trong tình hình hiện nay 126
LỜI NÓI ĐẦU
hiều năm qua, Viện Văn học và Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên đã có mối quan hệ tốt đẹp trong các hoạt động phối hợp nghiên cứu khoa học, đào tạo, giảng dạy - đặc biệt với công tác đào tạo hệ sau đại học, bậc thạc sĩ và tiến sĩ - góp phần xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên môn ngành văn chất lượng cao. Trong mối quan hệ hợp tác và kết quả đã đạt được có phần đóng góp quan trọng của Tạp chí Nghiên cứu Văn học - Cơ quan nghiên cứu lý luận, phê bình và lịch sử văn học - nơi lưu trữ tri thức, cung cấp các nguồn thông tin và kết quả nghiên cứu của học giới suốt từ năm 1960 đến nay, đồng thời trực tiếp công bố các tiểu luận khoa học của nhiều thế hệ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu sinh của nhà trường.
Từ thực tiễn nhiệm vụ giảng dạy, các cán bộ của Khoa cũng đồng thời là những nhà nghiên cứu và đã có những đóng góp cụ thể cho đời sống học thuật, góp phần tạo nên tính sinh động cho Tạp chí Nghiên cứu Văn học. Trên cơ sở định hướng hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai cơ quan, sau một thời gian chuẩn bị, Tạp chí Nghiên cứu Văn học quyết định phối hợp xây dựng số chuyên san của Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên) với toàn bộ các bài viết là của cán bộ giảng dạy trong Khoa. Có thể nói đây đã từng là hoạt động hợp tác khoa học giữa Tạp chí với nhiều cơ quan, trung tâm nghiên cứu và các Khoa Ngữ văn thuộc nhiều trường Đại học trong cả nước và nước ngoài nói chung.
Số chuyên san của Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Thái Nguyên) lần này có 14 mục bài, bao quát ba khu vực đề tài chủ yếu: văn học truyền thống dân tộc - văn học hiện đại Việt Nam và văn học thế giới. Về văn học truyền thống dân tộc có các tiểu luận đi sâu phân tích nghệ thuật đặc tả trong sử thi - khan Tây Nguyên, cảm hứng thẩm mỹ cảnh thu trong thơ trung đại và việc nhận diện nhân vật Hoạn Thư như một kiểu con người "đa nhân cách" trong Truyện Kiều... Về văn học hiện đại có khảo sát chuyên sâu vấn đề "tả thực" trong lý luận và sáng tác văn xuôi ở miền Bắc giai đoạn đầu thế kỷ XX, nhận diện và lý giải mối quan hệ giữa cuộc đời và sáng tác của nhà văn "người hùng" Lê Văn Trương, đồng thời tiếp tục xác định các đặc điểm và giá trị tác phẩm Chế Lan Viên, Ma Văn Kháng, Hữu Thỉnh... Về văn học thế giới có cách đặt vấn đề mới mẻ, vận dụng các phương pháp và lý thuyết trần thuật học, phân tâm học, thi pháp học, so sánh, tiếp nhận văn học, xã hội học văn học vào nghiên cứu từng khía cạnh ở từng tác phẩm cụ thể của Shakespeare, Dostoievski, Tagore, Lỗ Tấn, John Steinbeck và Oe Kenzaburo...
Do số trang có hạn, Tạp chí chưa thể đăng hết các tiểu luận hiện có và trong quá trình chuẩn bị cũng chưa huy động đầy đủ sự tham gia của nhiều thế hệ các nhà giáo - đồng thời là các nhà khoa học uy tín trong trường.
Nhân dịp hoàn thành số chuyên san, chúng tôi hy vọng sự hợp tác giữa Tạp chí với Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên) và các trung tâm nghiên cứu, giảng dạy văn học nói chung sẽ ngày càng được củng cố vững chắc, đưa tới những kết quả khoa học cụ thể, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy văn học trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Trân trọng giới thiệu số chuyên san cùng bạn đọc.
Mục lục
Lời nói đầu 3
Nguyễn Huy Quát - Chu Thị Thúy Hằng
Cảnh thu trong thơ trung đại Việt Nam
Autumn scenes in the vietnamese medieval poetry 5
Phạm Quốc Tuấn
Nhận diện nhân vật Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
The character Hoan Thu in Nguyen Du’s Doan truong tan thanh 15
Nguyễn Thị Minh Thu
Chi tiết đặc tả trong sử thi – khan
The description of details in epic poems khan 23
Cao Thị Hảo
Vấn đề “tả thực” trong lí luận và sáng tác văn xuôi quốc ngữ miền Bắc
giai đoạn 1917-1932
On the question of “realism” in the prose of the North 1917-1932 28
Lê Thị Ngân
Lê Văn Trương - cuộc đời và trang sách
Le Van Truong - life and works 41
Nguyễn Diệu Linh
Nhận thức về quá khứ trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên
The conscience of the past in posthumous works by Che Lan Vien 47
Đào Thuỷ Nguyên
Truyện ngắn Ma Văn Kháng và vấn đề thức tỉnh tinh thần con người vùng cao
Ma Van Khang’s short stories and moutaineers’ “spirit awake” 56
Hoàng Điệp
Hữu Thỉnh với thể loại trường ca
Huu Thinh and poetic songs 64
Nguyễn Thị Vượng
Nhân vật tự thú trong Bút ký dưới hầm của F.M. Dostoievski
The character who confesses in Dostoievsky’s Notes from Undergroud 73
Nguyễn Thị Mai Chanh
Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến qua truyện ngắn
Trong quán rượu và Con người cô độc của Lỗ Tấn
The narration in the first person in Lu Xun’s short stories “In the bar” and “A Lonely Man”, from the focalisation theory 80
Ôn Thị Mỹ Linh
Nghịch dị trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật của Oe Kenzaburo
(qua tiểu thuyết Một nỗi đau riêng)
Oxymorons in the art of description in Oe Kenzaburo’s A Personal Matter 88
Hoàng Thị Thập
Nhân vật và cái vô thức trong tiểu thuyết Của chuột và Người
của John Steinbeck
The character and the inconscient in John Steibeck’s Of Mice and Men 98
Lê Thanh Huyền
Về trang phục của nhân vật trong Mây và mặt trời của Tagore
On characters’ costume in Snow and Sun by Tagore
108
Văn học và nhà trường
Literature in school
Nguyễn Thị Thắm
Mối quan hệ giữa tình yêu và thù hận trong Romeo và Juliet
của Shakespeare
The relation love-hatred in Shakespeare’s Romeo and Juliet 117
tin tức
P.V
Lễ ra mắt Hội đồng lí luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương 125
P.V
Thường trực Ban Bí thư gặp gỡ văn nghệ sĩ trao đổi về văn học,
nghệ thuật trong tình hình hiện nay 126