Mối quan hệ biện chứng giữa sáng tác và tiếp nhận văn học trong nhãn quan lý thuyết của Manfred Naumann (02/04/2014)

Tiếp nhận văn học trong vòng nữa thế kỷ qua đã trở thành một lĩnh vực, một ngành nghiên cứu, một bộ phận khoa học độc lập có các đối tượng, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu riêng. Thực tế này đã rõ ràng, không còn gì để tranh cãi, khác hẳn với thời gian trước đó khi nó luôn bị hoài nghi, bị xem thường và bị đầy ra bên lề của khoa nghiên cứu văn học bởi các lý thuyết, các quan niệm văn học đang thịnh hành. Hiện tượng này có thể nhận thấy rõ ở Đức.

Lý luận văn nghệ Mác xít đối mặt với thách thức (24/03/2014)

Ngày nay, lý luận văn nghệ Mác xít phải đối mặt với những thách thức ở hai phương diện: Thách thức thứ nhất là văn nghệ thế giới đa dạng hoá dưới điều kiện toàn cầu hoá, bao gồm đa dạng hoá về lý luận văn nghệ và đa dạng hoá về thực tiễn văn nghệ. Đặc biệt là sự thách thức của lý luận và thực tiễn văn nghệ của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại. Thách thức thứ hai là khoa học kỹ thuật cao do truyền thông điện tử và văn nghệ mang tới, làm cho văn học đi vào thời đại sáng tác điện tử và truyền thông kỹ thuật số.

Trung tâm và ngoại biên từ hệ hình cấu trúc luận đến hệ hình hậu cấu trúc luận (19/03/2014)

Tuy nhiên, trong khi kêu gọi phải có một lí thuyết mới, một cách tiếp cận mới trong vấn đề lịch sử văn học, nhấn mạnh nhiệm vụ cần phải gấp rút lấp đầy những khoảng trống lâu nay bị bỏ quên để bổ sung, làm đầy đặn cho bảng phả hệ văn chương truyền thống vốn chứa nhiều thiên kiến, các nhà nghiên cứu đây đó vẫn thể hiện hoặc là một sự vương vấn với khung lí thuyết cũ, hoặc là một sự lo sợ, một tâm thế cảnh giác đối với các nguy cơ nào đó của sự xâm nhập lí thuyết mới, cách tiếp cận mới trong việc đánh giá các hiện tượng văn chương.

Tính chất ký hiệu của chân dung nhân vật bằng ngôn từ trong văn học cổ điển Trung Quốc (03/03/2014)

Vậy là chúng ta đã xem xét sự hình thành “chân dung” trong văn xuôi cổ điển Trung Quốc từ thời thần thoại đến thời sử thi thành văn đã phát triển, xuất hiện trước tiểu thuyết. Kết quả là chúng ta đã giải thích được rằng, mô hình cổ sơ của lối miêu tả tách rời từng yếu tố chân dung của các vị tổ đầu tiên vẫn tiếp tục là hình thức tích cực để tổ chức miêu tả diện mạo bề ngoài của các nhân vật và của các truyện kể sử thi dân gian và sách dân gian thế kỉ XIV và các sử thi thành văn của thời trung đại phát triển.

Một số vấn đề lý thuyết về thần thoại (từ trường hợp thần thoại của thổ dân Đài Loan và thần thoại cổ đại của Trung Quốc đại lục) (27/02/2014)

Tác giả chưa thấy có chuyên gia nào bàn về sự khác biệt giữa thần thoại nguyên thủy và thần thoại của các dân tộc văn minh hơn, chỉ có đôi ba câu được nhắc qua trong các công trình nghiên cứu của những người đi trước, vì vậy dựa vào kinh nghiệm của mình để trình bày bài viết nhỏ này, rất mong được chỉ giáo...
Các tin đã đưa ngày: